Lợi ích kép từ chăn nuôi an toàn

(KHTĐ) – Mô hình chăn nuôi an toàn theo hướng hữu cơ đang ngày càng được nhiều hộ dân ở tỉnh Bình Phước áp dụng cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tận dụng hơn 2ha cao su, ông Lê Hoàng Sơn, ở xã Thành Tâm, huyện Hớn Quản vừa nuôi heo, bò kết hợp với trồng cao su, các loại cây lương thực. Hiện nay, gia đình ông Sơn có gần 100 con heo rừng thương phẩm. Mặc dù giá heo hơi công nghiệp đang giảm ở mức 32.000 – 34.000 đồng/kg, song giá heo rừng vẫn duy trì từ 100.000 – 110.000 đồng/kg. Nhờ đó bình quân mỗi năm gia đình ông Sơn thu nhập gần 200 triệu đồng từ mô hình nuôi heo rừng, bò và cao su. Mô hình chăn nuôi heo rừng, bò của gia đình ông Sơn tại thời điểm này, giá thành, đầu ra sản phẩm vẫn ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.Ông Thân Văn Vinh, ở xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài đã khá thành công với mô hình chăn nuôi gà, vịt trên cạn theo hướng an toàn. “Đàn gà, vịt của tôi được nuôi dưới tán cao su nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, bổ sung thêm men vi sinh, ngoài ra còn cung cấp thêm lúa và tuyệt đối không sử dụng thức ăn công nghiệp. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thu nhập cho gia đình” –ông Vinh nói.

Lợi ích kép từ chăn nuôi an toàn - Dungcuthuysonghong.com.vn

Ông Sơn cho biết: “Thông thường heo sơ sinh sau khi nuôi trong chuồng 1 tháng sẽ cho ra ngoài nuôi hoang dã. Do sớm phải thích nghi với môi trường tự nhiên nên sức đề kháng của heo rừng tốt hơn heo công nghiệp. Vì vậy, việc chăm sóc, phòng bệnh khá đơn giản. Trọng lượng mỗi con heo rừng đạt khoảng 30kg là có thể xuất chuồng được. Mặc dù giá heo rừng cao hơn heo công nghiệp, song do chất lượng thịt ngon nên được nhiều người ưa chuộng”.

Ngoài ra, tại các huyện Lộc Ninh và Bù Đốp cũng có rất nhiều hộ dân đã tận dụng cây keo lai trồng tiêu làm thức ăn cho dê. Mô hình này bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế hộ gia đình không chỉ giúp người dân tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng, tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Đây được xem là hướng đi mới giúp cho ngành chăn nuôi của Bình Phước phát triển theo hướng an toàn bền vững, từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
chat-active-icon